Cute Vietnamese
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Hot Topic
Forum mới đã hoàn tất và đưa vào hoạt động
Thông Báo Mới
Forum mới đã hoàn tất và đưa vào hoạt động
Latest topics
» 5 nghề lương cao không cần bằng cấp
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeThu Aug 21, 2008 11:36 pm by pe_coy77

» còy ra mắt bà kon ná..:x
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeThu Aug 21, 2008 11:15 pm by pe_coy77

» 4RUM MỚI ĐÃ SẴN SÀNG!!!
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeThu Aug 21, 2008 8:27 am by Black

» Em hi sinh lên thớt......
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeWed Aug 20, 2008 11:55 pm by pe_coy77

» Những Hình Ảo giác
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeWed Aug 20, 2008 10:20 pm by endlesslove

» Ảnh đẹp về chuột cảnh
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeWed Aug 20, 2008 10:15 pm by endlesslove

» Female or shemale(Khả năng quan sát của a e ra sao giữa con gái và bêde^)
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeWed Aug 20, 2008 9:41 pm by Apologize

» [Chuyện Lạ - Bí Ẩn - Lý Thú]Điểm danh 10 quái vật nổi tiếng nhất thế giới
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 11:23 pm by pe_coy77

» 31 điều xấu về con gái(zui..zui)
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 11:14 pm by pe_coy77

» Bạn sẽ chọn ai ^^??
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 10:06 pm by pe_coy77

» Ai đã lấy cắp nỏ thần (sim)
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:55 pm by pe_coy77

» Tôi phải làm gì ?
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:42 pm by pe_coy77

» Tuyển tập truyện cười 4r_post từ từ...
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:28 pm by pe_coy77

» Iu là ji`?
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 7:05 pm by pe_coy77

» Định nghĩa về ... địt >'<
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 7:02 pm by pe_coy77

» Xin mời vào "chém"!!!!!!
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 7:00 pm by pe_coy77

» Cách up nhạc và video lên diễn đàn
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 6:36 pm by pe_coy77

» Đêm thác loạn của dân “Ke”
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 6:19 pm by pe_coy77

» Xóm ông tám - nơi dành cho boys mà tự nhiên có Bobo và nhoMèo tham gia !!!
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 6:17 pm by pe_coy77

» Top 10 cách tán vụng về nhất
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeSun Aug 17, 2008 2:05 am by endlesslove


 

 Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Green_415_TaKeR
Senior
Senior
Green_415_TaKeR


Nam
Tổng số bài gửi : 135
Age : 29
Đến Từ : Lê Anh Xuân junior high
Nghề Nghiệp : Student
Điểm :
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam Left_bar_bleue13 / 10013 / 100Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam Right_bar_bleue

Registration date : 04/04/2008

Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam   Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeWed Jul 23, 2008 2:41 pm

Trích dẫn :

I. Những hạn chế của nền giáo dục Việt Nam

Những hạn chế của nền giáo dục Việt Nam bắt nguồn từ
những nhược điểm có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam và những hạn
chế của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều cuộc cải cách giáo dục đã được
tiến hành nhưng hầu hết đều thất bại do chỉ cải cách trên phương diện
lý thuyết. Nói cách khác, chúng ta chỉ mải miết theo đuổi các chương
trình lý thuyết và kém thực dụng. Hậu quả là, hệ thống giáo dục ngày
càng không tương thích, thậm chí ngày càng tách khỏi cuộc sống.

Khác với kinh tế bao cấp, kinh tế thị trường đòi hỏi
người lao động phải có những năng lực mới. Bị chi phối nặng nề bởi
những nguyên lý giáo dục cũ, hệ thống giáo dục hiện nay dường như không
thể đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của nền kinh tế chuyển đổi. Người
lao động được đào tạo không tương thích với yêu cầu sử dụng. Phương
châm đào tạo "vừa hồng vừa chuyên" vẫn chi phối hệ thống đào tạo khiến
cho lực lượng lao động được giáo dục quá nhiều về nhận thức chính trị,
thay vì được giáo dục năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng.

Do ngành giáo dục không đào tạo được một lực lượng
lao động thỏa mãn yêu cầu của thị trường nên hiện nay, nhiều công ty
đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, buộc phải tự đào tạo
lấy người lao động của mình. Lý do đơn giản là chất lượng đội ngũ lao
động Việt Nam, bao gồm cả đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật, chưa đáp
ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn văn hóa, chuyên môn - nghiệp vụ
của thị trường. Chúng ta trang bị cho người lao động những kiến thức mà
hệ thống chính trị cần nhưng tiếc thay, những kiến thức này không phù
hợp, hay nói đúng hơn, lạc hậu so với thời đại. Điều này giải thích tại
sao người lao động Việt Nam thường bị đánh giá thấp hơn, và do đó, bị
trả lương thấp hơn trên thị trường lao động so với lao động nước ngoài
có cùng trình độ chuyên môn và cùng thời gian đào tạo.

Để đưa ra những giải pháp khoa học và toàn diện cho
cải cách giáo dục, chúng ta cần phân tích những nhược điểm chủ yếu của
nó: Thứ nhất, xét về phương diện triết học và chính trị học, chương
trình giáo dục không có tính đa dạng cần thiết của khoa học nhận thức.
Các nguyên lý nhận thức luôn máy móc và giáo điều. Bên cạnh đó, những
nhà giáo dục học của chúng ta lại không nhận thức được tính lạc hậu
hàng ngày của các chương trình giáo dục và chương trình kiến thức.
Chính bởi vậy, họ thường trang bị cho học viên quá nhiều kiến thức
không cần thiết? thậm chí cả những kiến thức chỉ có giá trị thực tiễn
vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước.

Thứ hai, ngành giáo dục đào tạo không xem người lao
động như một thực thể con người với các quyền độc lập của nó. Chúng ta
đào tạo kỹ năng như việc nhét chúng vào một cái hộp mà quên mất rằng
con người không phải là một cái hộp kiến thức mà là một cửa hàng bán
kiến thức, và họ cần phải biết cách bán kiến thức để đổi lấy thu nhập.
Kết quả là, chúng ta có một lực lượng lao động hoặc thiếu hoặc không có
năng lực ứng xử và không độc lập để bán các giá trị của mình trên thị
trường lao động.

Thứ ba, hệ thống giáo dục nặng về thi cử với những
kỳ thi kéo dài triền miên gây áp lực cho cả thí sinh lẫn phụ huynh. Một
cách rất chủ quan, các nhà giáo dục học của Việt Nam luôn cho rằng thi
cử là cách tốt nhất để lựa chọn đầu vào mà quên mất rằng, mặt trái của
thi cử là tâm lý đối phó thường trực nơi học viên và những cuộc chạy
đua hành lang nơi phụ huynh nhằm kiếm tìm cho con em mình những bảng
điểm "lấp lánh thành tích” ở những ngôi trường tốt. Không nhận thức
được vấn đề này, các nhà giáo dục học của chúng ta bất lực trong việc
trả lời câu hỏi tại sao ngày nay học sinh, sinh viên trải qua nhiều
cuộc thi như vậy mà chất lượng giáo dục vẫn không được cải thiện.

Thứ tư, một trong những sai lầm cơ bản nhất của hệ
thống giáo dục Việt Nam là coi vai trò của giáo dục đại học cao hơn
giáo dục phổ thông. Tư tưởng này trái ngược với hầu hết các nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới. Bởi lẽ, giáo dục phổ thông là nơi cung cấp
những phương pháp tư duy ban đầu và nền tảng kiến thức cho việc truy
đuổi học thuật trong tương lai. Bên cạnh đó, giáo dục phổ thông còn là
giai đoạn giáo dục văn hóa, đạo đức, phong cách cho học sinh và trong
giai đoạn này nhân cách của học sinh được định hình. Do không được giáo
dục tốt trong giai đoạn phổ thông, lực lượng lao động của chúng ta có
thể được đánh giá cao về năng lực chuyên môn nhưng lại bị đánh giá thấp
về nhân cách, và hơn thế còn bị định kiến trên thị trường lao động thế
giới.

Tóm lại, những sai lầm kể trên đã khiến chúng ta rất
chậm trong việc nhận thức về thời đại và các đặc điểm của nó. Hậu quả
là, chúng ta không chỉ đứng trước nguy cơ mà thậm chí đã thực sự rơi
vào tình trạng lạc hậu trước ngưỡng cửa của thời đại mới.


Tâm lý ngại thay đổi của người Việt

Trong thời đại ngày nay, đời sống xã hội phát triển
nhanh đến mức các khái niệm lạc hậu dần, thậm chí lạc hậu từng ngày,
từng giờ so với đời sống. Tuy nhiên, do tâm lý ngại thay đổi, chúng ta
luôn mong muốn sự ổn định, dẫu rằng nhiều khi chỉ là sự ổn định giả
tạo, dẫn đến việc ngủ quên trên các khái niệm cũ và lần lữa trong việc
đổi mới để thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Đó là một sai lầm
lớn bởi sẽ không bao giờ có sự đồng thuận giữa quá khứ và tương lai.
Tất cả các khái niệm hiện tại đều lạc hậu so với sự phát triển của thời
đại, vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục là phải đổi mới chúng và chuẩn bị
lực lượng cho tương lai.

Tóm lại, thay vì lạc lối trong các thuật ngữ và tôn
thờ các lý thuyết cổ xưa, chúng ta phải tôn thờ cuộc sống, mà mục đích
của cuộc sống, bản thể của cuộc sống là con người. Chỉ khi nào chúng ta
nhận thấy được sự yếu kém của mình so với thế hệ trẻ thì đất nước chắc
chắn sẽ phát triển. Hệ thống chính trị chỉ tiến bộ khi nó nhận thức
được tính lạc hậu hiện tại của chính nó và có đối sách sao cho sự xuất
hiện các yếu tố tương lai trở thành tầm nhìn chính trị. Chính tương lai
sẽ buộc chúng ta phải thay đổi và đổi mới; và cải cách chính là cách
thức duy nhất để không bị tụt hậu trong thế giới hiện đại.

Thương mại hóa giáo dục

Trong nền kinh tế thị trường hiện dại, thương mại
hóa giáo dục là hiện tượng quan ngại nhất. Thương mại hóa giáo dục, hay
được những cái tên khác như tư nhân hóa, thị trường hóa giáo dục là
điều tuyệt đối không nên làm. Bởi thương mại hóa giáo dục chắc chắn sẽ
tạo điều kiện cho những người hoạt động trong ngành giáo dục tiếp cận
với mặt trái của kinh tế thị trường.

Trong khi những nước tiên tiến sử dụng các công cụ
thương mại chuyên nghiệp để hỗ trợ giáo dục, chúng ta lại thương mại
hóa giáo dục ở nhiều mức độ và dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một số người do thiển cận đã đề xuất sáng kiến nên
coi trường tư thục là cơ sở kinh doanh và điều chỉnh hoạt động của nó
theo Luật Doanh nghiệp. Đó là việc làm nguy hiểm bởi trường học là cơ
sở xã hội, Chính phủ phải ban hành các chính sách để đảm bảo sự tồn tại
lâu dài của nó và thực hiện các biện pháp cứu trợ kịp thời trong trường
hợp xảy ra rủi ro. Mọi xáo động bất thường, chẳng hạn việc trường học
tuyên bố phá sản hay bị đình chỉ hoạt động, đều gây ra thiệt hại khó
lường cho xã hội.

Mặt khác, trường học là môi trường hoàn thiện nhân
cách cho thế hệ tương lai. Nếu thương mại hóa giáo dục, chúng ta sẽ sớm
hình thành các tính cách tiêu cực trong lớp trẻ, khiến lớp trẻ mất niềm
tin vào cuộc sống và sự trong sạch của ngành giáo dục, và điều đó chắc
chắn sẽ tiêu diệt từ trong từng nước những hạt nhân tiên tiến cho sự
nghiệp chấn hưng đất nước.
Tóm lại, xã hội hóa giáo dục là một việc nên làm và phải làm bởi nó sẽ
huy động và đánh thức tiềm năng của mọi thành phần kinh tế. Xã hội hóa
giáo dục là giải pháp quan trọng để hệ thống giáo dục nước ta tiến kịp
các nước khu vực và thế giới.
Về Đầu Trang Go down
Black
Admin
Admin
Black


Nam
Tổng số bài gửi : 133
Age : 35
Đến Từ : TP HCM
Nghề Nghiệp : Developer
Điểm :
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam Left_bar_bleue0 / 1000 / 100Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam Right_bar_bleue

Registration date : 04/04/2008

Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam   Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam I_icon_minitimeWed Jul 23, 2008 7:55 pm

Khổ lắm...nói mãi...nền GD VN càng làm càng chẳng ra gì,toàn cải trớt quớt cách xàm xí....
Đáng thương cho lứa tuồi học sinh bấy giờ -.-
Về Đầu Trang Go down
http://cutevietnamese.niceboard.net
 
Hạn chế của nền Giáo dục Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cute Vietnamese :: Tin Tức-Báo Chí :: Đời sống- Xã hội-
Chuyển đến